Tracuuhopdong.com giải thích hợp đồng kinh tế là gì, những quy định và phân loại. Các doanh nghiệp đều phải ký kết loại văn bản này, chứng tỏ mức độ quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động. Một số người cũng đang nhầm lẫn hợp đồng này với hợp đồng mua bán hàng hóa nên cần có sự so sánh và phân biệt.
Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập ký kết, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ liên quan mục đích kinh doanh:
Bạn đang xem: Hợp đồng kinh tế là gì? Các loại hợp đồng thông dụng nhất
- Sản xuất
- Trao đổi hàng hóa
- Dịch vụ
- Thỏa thuận khác.
Trong hợp đồng kinh tế có quy định rõ về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đây được xem là văn bản có thể làm cầu nối giữa các chủ thể, doanh nghiệp cần nắm vững tính pháp lý của hợp đồng này.
Các loại hợp đồng kinh tế
Biết hợp đồng kinh tế là gì chưa đủ, doanh nghiệp cần chú ý các dạng thường dùng. Đối tượng của hợp đồng này cực kỳ quan trọng, mỗi loại đều có điểm đặc trưng riêng.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh thương mại, các dạng hợp đồng kinh tế phổ biến gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Hợp đồng kinh tế song ngữ.
- Hợp đồng bằng tiếng anh.
- Hợp đồng kinh tế xây dựng.
- Hợp đồng dịch vụ.
- Hợp đồng liên doanh liên kết.
- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư.
- Hợp đồng thương mại đặc thù (Thi công thiết kế nhà ở, giao nhận thầu xây dựng…).
Quy định đối với hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế thuộc nhóm hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự. Vì vậy, hợp đồng kinh tế phải được tạo lập và giao kết dựa trên pháp luật về hợp đồng thương mại, pháp luật về hợp đồng dân sự.
Đặc điểm của hợp đồng kinh tế là gì?
Các điểm nổi bật của hợp đồng kinh tế bao gồm:
Điểm nổi bật | Chi tiết |
Mục đích | Gắn liền với hoạt động mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh. Bên ký phải có mục đích kinh doanh sinh lợi nhuận. |
Chủ thể | Thương nhân, bao gồm:
|
Đối tượng | Hàng hóa, dịch vụ, hoạt động sinh lời khác. |
Nội dung | Các điều khoản bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận, xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. |
Khi nào hợp đồng kinh tế có hiệu lực
Hợp đồng kinh tế có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện gồm:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Các chủ thể tham gia hợp đồng tự nguyện.
- Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực (Nếu pháp luật có quy định).
Nội dung hợp đồng kinh tế bao gồm những gì?
Nội dung của hợp đồng kinh tế phụ thuộc quy định của từng loại. Nhằm đáp ứng căn cứ pháp lý cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho các bên, hợp đồng này cần được ký kết bằng văn bản (Truyền thống, điện tử).
Các thành phần quan trọng của hợp đồng này gồm:
- Người đứng tên đăng ký kinh doanh: Thời gian ký, tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng, ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên kinh doanh.
- Đối tượng hợp đồng: Số lượng, khối lượng, giá trị quy ước (Đã thỏa thuận).
- Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ, hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật.
- Giá.
- Bảo hành.
- Thông tin nghiệm thu, giao nhận.
- Cách thanh toán.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
- Biện pháp thực hiện.
- Các thỏa thuận khác.
4 thành phần đầu tiên xuất hiện ở hầu hết các hợp đồng kinh tế, dù đối với dạng nào. Căn cứ đặc điểm từng loại hợp đồng kinh tế, các điều khoản khác sẽ được liệt kê.
Phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng bán hàng
Để không nhầm lẫn, các đối tượng nên phân biệt hợp đồng kinh tế và bán hàng theo bảng:
Tiêu chí | Hợp đồng kinh tế | Hợp đồng mua bán |
Cơ sở pháp lý | Luật Thương mại 2015 | Bộ Luật dân sự 2015 |
Chủ thể | Thương nhân – Thương nhân | Công dân 18 tuổi trở lên hoặc 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng được ký các dạng hợp đồng:
|
Bản chất | Kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền, nghĩa vụ bên trong việc mua hàng, cung | Phục vụ nhu cầu thiết yếu |
Hình thức | Văn bản, có thể thể hiện dưới nhiều dạng:
|
Văn bản, lời nói, hành động. |
Nội dung | Ngày tháng năm ký hợp đồng.
Tên, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch từng bên. Họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. Xem thêm : Đặc điểm của hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế Đối tượng tính bằng số lượng, khối lượng, giá trị quy ước đã thỏa thuận. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ, hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật. Giá, bảo hành, điều kiện nghiệm thu, giao nhận. Phương thức thanh toán, trách nhiệm khi vi phạm hợp hợp đồng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng, biện pháp thực hiện và các thỏa thuận khác. |
Đối tượng hợp đồng.
Số lượng. Chất lượng. Phương thức thanh toán. Thời hạn. Địa điểm. Phương thức thực hiện hợp đồng. Quyền, nghĩa vụ các bên. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Phương thức giải quyết tranh chấp. |
Biện pháp bảo đảm | Thế chấp
Cầm cố Bảo lãnh Đặt cọc Xem thêm : Hợp đồng thử việc có đóng BHXH không? Ký cược Ký quỹ Bảo lưu quyền sở hữu Tín chấp Cầm giữ tài sản. |
Cầm cố tài sản
Thế chấp tài sản Đặt cọc Xem thêm : Hợp đồng thử việc có đóng BHXH không? Ký cược Ký quỹ Bảo lưu quyền sở hữu Bảo lãnh Tính chấp Cầm giữ tài sản. |
Thủ tục giải quyết vấn đề tranh chấp | Thương lượng
Trọng tài Tòa án |
Hòa giải
Tòa án Có thể dùng phương thức trọng tài. |
Kết luận
Khi tìm hiểu hợp đồng kinh tế là gì, có thể thấy đây là văn bản quan trọng, thể hiện thỏa thuận giữa các bên ký kết. Nội dung chính của văn bản này là sự thỏa thuận việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Mục đích chính của việc tạo hợp đồng này chính là để kinh doanh.
Nguồn: https://tracuuhopdong.com
Danh mục: Blog